您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo U20 Hàn Quốc vs U20 Uzbekistan, 18h30 ngày 23/2: Khó phân thắng bại
NEWS2025-02-24 09:13:01【Thời sự】7人已围观
简介 Pha lê - 22/02/2025 18:24 Nhận định bóng đá g xem bóng đá ngoại hạng anhxem bóng đá ngoại hạng anh、、
很赞哦!(2)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2: Rút ngắn khoảng cách
- Hà Giang đa dạng truyền thông cho người dân phòng tránh ngộ độc thực phẩm
- Công an vào cuộc vụ ‘một căn hộ bán cho hai người’
- Bỏ quy định làm giảm quyền lợi của người bệnh có BHYT
- Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Churchill Brothers, 15h30 ngày 24/2: Xát muối nỗi đau
- Cậy tửu lượng vô đối, phó giám đốc tương lai bị đột quỵ
- Trầm cảm gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới, ngày càng trẻ hóa
- Đẩy mạnh chuyển đổi số ở Bình Định giúp bệnh nhân giảm thủ tục hành chính
- Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2
- Để hệ sinh thái số thành công phải có các tiêu chuẩn phát triển tương thích
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Ipswich vs Tottenham, 22h00 ngày 22/2: Bất ngờ hợp lý
Sàn giao dịch Hotbit đã ngưng các hoạt động gửi và nhận tiền từ tối 10/8 giờ Việt Nam. (Ảnh: Trọng Đạt) Hiện một số quản lý cấp cao của Hotbit đã bị các cơ quan chức năng triệu tập hầu tòa từ tháng 7 và đang trong quá trình hỗ trợ điều tra. Các cơ quan thực thi pháp luật đã đóng băng một số quỹ của Hotbit, điều này đã dẫn đến việc sàn không thể hoạt động bình thường.
Chia sẻ với người dùng của mình, Hotbit cho biết, các nhân viên còn lại trong ban quản lý của sàn không tham gia vào dự án cũng như không biết thông tin gì về dự án nói trên.
“Chúng tôi đang tích cực hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật trong cuộc điều tra, liên tục trao đổi với họ thông qua luật sư, đồng thời nộp đơn xin giải phóng số tài sản đã bị phong tỏa”, đại diện Hotbit nói.
Trong một động thái trấn an người dùng, đại diện sàn giao dịch tiền mã hóa này cho biết mọi tài sản số của người dùng được lưu trữ trên Hotbit đều đang an toàn. Hotbit sẽ tiếp tục dịch vụ bình thường ngay sau khi biện pháp đóng băng được tháo dỡ.
Ghi nhận của VietNamNet cho thấy, trong tối 10/8, giá Bitcoin hiện đang được giao dịch ở quanh mức 24.000 USD. Tuy vậy, với những thông tin tiêu cực từ vụ việc của Hotbit, nhiều khả năng thị trường crypto sẽ chứng kiến những biến chuyển mạnh trong ít giờ tới.
Trọng Đạt
">Hotbit đóng cửa vì nhân viên vi phạm pháp luật
Liên quan đến vụ việc một số người Trung Quốc tổ chức hoạt động hướng dẫn du lịch trái phép, sử dụng đồng nhân dân tệ, không dùng tiền Việt Nam khi mua hàng hóa. Đặc biệt hơn một số hướng dẫn viên Trung Quốc còn ngang nhiên xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Trước vấn đề này, nhiều công ty du lịch đã bức xúc lên tiếng.
Quản lý, thanh tra chưa tốt?
Chia sẻ với PV VietNamNet, Phó Giám đốc Công ty Du lịch TransViet, ông Nguyễn Tiến Đạt cho rằng, “Những hành động này của hướng dẫn viên Trung Quốc đã vi phạm pháp luật Việt Nam khi hành nghề hướng dẫn viên chui (Hướng dẫn viên nước ngoài không được phép hành nghề tại Việt Nam); vi phạm quy định về ngoại hối khi tiêu tiền Trung Quốc. Đặc biệt việc xuyên tạc lịch sử khi thuyết minh tour là rất nghiêm trọng phải được coi như hành vi xâm phạm chủ quyền. Nó sẽ làm méo mó sự hiểu biết của người Trung Quốc về một nước Việt Nam độc lập từ đó có thể làm gia tăng những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc thách thức chủ quyền Việt Nam”.
Hướng dẫn viên Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan
“Việc làm của hướng dẫn viên Trung Quốc cũng gây ra sự bức xúc và động chạm tới tinh thần của người dân của một nước Việt Nam độc lập, tự chủ”, ông Đạt nói.
Ông Nguyễn Tiến Đạt cũng thẳng thắn cho rằng, việc một số hướng dẫn viên Trung Quốc ngang nhiên như vậy cũng phản ánh việc quản lý, thanh kiểm tra chưa tốt của các cơ quan chức năng và chính quyền hiện nay.
Ông Đạt cũng chia sẻ mặc dù chưa được tận mắt chứng kiến những vi phạm của các hướng dẫn viên Trung Quốc nhưng cũng nắm được những thông tin về việc họ hành nghề chui ở Việt Nam.
“Các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần quản lý chặt các đoàn. Nghiêm cấm các đoàn có hướng dẫn viên người Trung Quốc. Nếu phát hiện hướng dẫn viên người Trung Quốc hành nghề trái phép thì cần xử phạt nặng cả hướng dẫn viên người Trung và công ty du lịch. Khi họ vi phạm nặng cần trục xuất, cấm nhập cảnh hoặc truy tố theo pháp luật Việt Nam. Cần truyền thông điệp cho họ biết chúng ta rất hiếu khách nhưng cũng sẽ không chào đón các khách không tôn trọng chủ nhà”.
Theo ông Nguyễn Công Hoan, Phó giám đốc Công ty Du lịch Hanoi Redtour cho rằng, giá tour thấp là yếu tố chính khiến làn sóng khách Trung Quốc gây ra nhiều điều tiếng cho thị trường này. Chính vì giá tour thấp, nên mới có chuyện khách Trung Quốc sang Việt Nam chỉ được dẫn vào nhà hàng Trung Quốc, rồi hướng dẫn viên cũng toàn là người Trung Quốc.
“Giá tour thấp đương nhiên sẽ nảy sinh ra nạn chặt chém để bù lại tiền, phải dẫn vào “vòng khép kín” mới có lãi. Đây là hiện tượng đang xảy ra ở Việt Nam. Tất cả đã gây ra tiếng xấu cho ngành du lịch nước sở tại và cả sự thiệt thòi cho người dân Trung Quốc khi đi du lịch”, ông Hoan nói.
Một đại diện của công ty du lịch khác xin giấu tên thì cho rằng, sở dĩ hướng dẫn viên Trung Quốc "có đất sống" vì tồn tại một bộ phận người Việt đứng ra làm Sitting guide ( chỉ đi theo đoàn, nhận nói chuyện với người Việt Nam khi cần còn việc hướng dẫn chính vẫn là hướng dẫn viên nước ngoài...). Chính bộ phận này sẵn sàng trình thẻ, nhận mình đang hướng dẫn cho đoàn khách Trung Quốc khi có đoàn thanh tra làm việc.
Người này cho hay, "Những người làm Sitting guide vô tình tiếp tay cho hướng dẫn viên người Trung Quốc dẫn khách đi khắp nơi, dễ dàng qua mắt cơ quan chức năng. Nếu không có một bộ phận Sitting guide này thì họ không thể dẫn đoàn được".
"Ta tự phá ta"
Theo ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho hay, “Hiên nay khách Trung Quốc có xu hướng đi du lịch nước ngoài ngày càng nhiều, với 50-60 triệu lượt khách/năm. Không chỉ Việt Nam mà tại các nước ở châu Âu, Mỹ, Canada, Úc,... cũng tràn ngập khách Trung Quốc. Có thể nói, nhiều khách du lịch Trung Quốc tàn phá hệ du lịch của nước sở tại khi họ du lịch đến đó. Chính vì thế, ngay cả một số nước Tây Âu cũng đã khoanh vùng, chỉ cho khách Trung Quốc đến một số địa điểm nhất định”.
Một hướng dẫn viên người Trung Quốc hướng dẫn du khách tham quan danh thắng quốc gia Hòn Chồng (TP Nha Trang, Khánh Hòa) trưa 28-6. Ảnh Tuổi Trẻ.
Ông Bình nhận xét: “Mặt tiêu cực khi khách Trung Quốc đến đông là giá tour giảm, do họ có lợi thế về số lượng nên ép giá land tour giảm tới mức tối đa. Hơn nữa, họ muốn can thiệp vào hoạt động kinh doanh du lịch của nước khác: như nhà hàng, lữ hành,... để lại tiếng xấu cho nước sở tại.
Trong đó, nổi bật là vấn đề hướng dẫn viên. Vì du lịch với giá rẻ nên các hướng dẫn viên tìm mọi cách chặt chém để lấy lại tiền, và điều này cũng chỉ những hướng dẫn viên mới làm được. Thế nên, hướng dẫn viên Trung Quốc đã chăn dắt khách vào những cửa hàng đã móc ngoặc trước đó, ép mua hàng hóa,... buộc nhiều nước ở Tây Âu, Nhật,... phải cấm tuyệt đối việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc.
Theo ông Bình giải pháp cho việc này chính là cần yêu cầu hướng dẫn viên phải là người có quốc tịch Việt Nam, không chấp nhận hướng dẫn viên người nước ngoài thuyết minh trên đất nước Việt Nam. Quy định này buộc các công ty lữ hành phải thực hiện, ngay cả việc thiết kế tour, tổ chức dịch vụ là phải do lữ hành trong nước đảm nhận.
Ông Bình trăn trở: “Hiện chúng ta đã cấp chứng chỉ cho hơn 700 hướng dẫn viên tiếng Trung. Thời gian qua, để xảy ra tình trạng hướng dẫn viên Trung Quốc "chui" là do lỗi của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã thông đồng với phía công ty du lịch Trung Quốc, tạo điều kiện cho họ lũng đoạn.
Yêu cầu cơ quan quản lý địa phương đình chỉ tour nếu không có hướng dẫn viên người Việt. Chính sự "đồng lõa" của các doanh nghiệp lữ hành trong nước và sự "bật đèn xanh" của cơ quan quản lý một số địa phương đã tạo điều kiện cho hướng dẫn viên "chui" hoạt động ở Việt Nam.
Mỗi điểm du lịch chỉ có sức chứa nhất định, nếu vượt quá khả năng đón tiếp các địa phương hoàn toàn có thể từ chối, khống chế lượng khách vào. Cơ quan du lịch các địa phương như Nha Trang, Đà Nẵng,... nếu không quản lý chặt thì sẽ là ta tự phá ta. Trong khi đó, thanh tra du lịch lại chưa quyết liệt, chưa đủ nguồn lực,... nên cũng không theo kịp để xử lý”.
H.Thúy - H.Yên
">Doanh nghiệp du lịch lên tiếng trước HDV Trung Quốc chui
Chủ tịch VDCA Nguyễn Minh Hồng cho biết, sự kiện trao giải thưởng là hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Việt Nam năm 2022. Theo Chủ tịch VDCA Nguyễn Minh Hồng, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2022 cùng hội thảo “Tăng tốc chuyển đổi số: Vì lợi ích thiết thực của người dân, doanh nghiệp” được tổ chức vào cùng ngày 9/10 là những hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10, góp phần thúc đẩy Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh, chuyển đổi phải bảo đảm yêu cầu toàn dân, toàn diện, thực chất, hiệu quả. Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Để góp phần nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cần xác định các điển hình, từ đó nhân rộng và phát huy.
“Vì vậy, tôi đánh giá rất cao sáng kiến tổ chức chương trình bình chọn, trao tặng giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam do Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức. Đây là hoạt động thiết thực và nhiều ý nghĩa để hưởng ứng cũng như góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng và Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị”, ông Nguyễn Đức Hiển nhận xét.
Đánh giá Vietnam Digital Awards là một giải thưởng uy tín về chuyển đổi số, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng bày tỏ sự ấn tượng với những con số sau 5 mùa tổ chức: giải thưởng đã tiếp cận hơn 10.000 doanh nghiệp, thu hút trên 1.000 hồ sơ tham gia, tôn vinh trên 300 đơn vị, cá nhân có giải pháp chuyển đổi số xuất sắc.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng. Chúc mừng các đơn vị, doanh nghiệp nhận được giải thưởng năm nay, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng hy vọng những giải pháp được tôn vinh sẽ không ngừng thay đổi, cải tiến để theo kịp thực tế.
Được phát động từ ngày 21/4, Vietnam Digital Awards 2022 đã tiếp cận hơn 3.000 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhận gần 400 bộ hồ sơ đề cử gửi về từ toàn quốc đều qua hình thức trực tuyến. Qua quá trình xem xét, đánh giá với 2 vòng Sơ khảo và Chung khảo, đã chọn ra 49 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được trao giải theo 5 hạng mục.
Trung tâm CNTT - Bộ Giao thông Vận tải là 1 trong 7 đơn vị được trao giải thưởng hạng mục “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc”. Tại lễ trao giải, giải thưởng hạng mục “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc” đã được trao cho 7 cơ quan nhà nước gồm: Trung tâm CNTT - Bộ Giao thông Vận tải, với hệ thống dịch vụ công lĩnh vực vận tải đường bộ; Sở TT&TT Thái Nguyên với nền tảng xã hội số - ứng dụng Thái Nguyên ID; Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, với ứng dụng thẻ căn cước công dân gắn chip cho hoạt động ngân hàng; UBND tỉnh Lạng Sơn, với nền tảng cửa khẩu số; Cục CNTT - Bộ GD&ĐT với 2 giải pháp là hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và hệ thống quản lý thi kết nối chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính với hệ thống hóa đơn điện tử, giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển đổi số; UBND thành phố Đà Nẵng với nền tảng công dân số My Portal.
Cùng với đó, 42 giải thưởng khác được cho các đơn vị, doanh nghiệp theo 4 hạng mục gồm 7 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc ; 6 sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số vì cộng đồng; 1 giải pháp nước ngoài; và 28 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu.
Qua 5 mùa tổ chức, Vietnam Digital Awards đã tiếp cận được tổng cộng hơn 13.000 lượt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên 63 tỉnh thành; thu hút gần 1.400 hồ sơ tham dự; vinh danh gần 350 cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc và các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu.
Vân Anh
">Trao 49 giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2022
Siêu máy tính dự đoán Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu. Ông Hiếu dẫn chứng ở Bệnh viện Đại học Y trực thuộc Bộ Y tế nên được phân cấp mạnh, thủ trưởng đơn vị được tự phê duyệt, chịu trách nhiệm, không bị thiếu dụng cụ, thuốc men. Khó khăn nhất hiện nay là không mua được hàng chất lượng tốt, phát triển kỹ thuật mới.
Ông cũng nêu việc rất nhiều hàng chất lượng không tốt vẫn vượt qua "khe cửa hẹp" để trúng thầu với giá rẻ, có những hãng sẵn sàng in sửa lại catalog để đáp ứng yêu cầu đưa vào danh sách đấu thầu. Chính vì vậy, đại biểu cho rằng cần đẩy mạnh tiêu chí bảo hành, chuyển giao kỹ thuật, phân nhóm, chỉ chấp nhận hãng chất lượng tốt có chế độ bảo hành, bảo trì lên đến 5 năm kèm theo các điều khoản đào tạo chuyển giao.
Nếu các tiêu chí này được pháp luật khuyến khích bằng các văn bản hướng dẫn cụ thể sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành y tế.
Ngoài ra, ông cũng nêu việc cấp phép nhập khẩu, cho phép sử dụng các dụng cụ y tế mới ở nước ta vẫn bế tắc. "Bản thân tôi cũng phải mang bệnh nhân ra nước ngoài để chữa vì dụng cụ nhập khẩu không dễ dàng vào Việt Nam. Các hãng lớn nhìn thấy quy định về trình tự, thủ tục, thời gian để được cấp phép đều 'lắc đầu ngao ngán'. Có công ty không định hướng phát triển, thậm chí rút khỏi thị trường Việt Nam", ông Hiếu trăn trở.
Danh mục thuốc BHYT ở Việt Nam cập nhật chậm. Ảnh minh họa: Hoàng Hà Bệnh viện cấp tỉnh đối mặt với khó khăn nhiều hơn vì quá nhiều khâu phê duyệt, kiểm tra. Việc mua sắm phụ thuộc vào Sở Y tế, Tài chính, UBND, tình trạng "sợ trách nhiệm dẫn đến tâm lý trì hoãn, hồ sơ để trên bàn không đọc, hết hạn thì tìm vài lỗi nhỏ để trả về cơ sở".
"Cứ thế hết thời gian thẩm định, việc lại trở về vạch số 0, cuối cùng chúng ta không có hàng sử dụng cho người bệnh", đại biểu Nguyễn Lân Hiếu thẳng thắn nói và đề nghị cần giao trách nhiệm chính cho người sử dụng sản phẩm đấu thầu, giao bệnh viện quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người bệnh.
Không cung ứng được thuốc là lỗi của chúng ta
Trước đó, thảo luận chiều 31/10, nêu ý kiến liên quan đến lĩnh vực y tế, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) chia sẻ thuốc, vật tư y tế trong một số thời điểm đã không được cung ứng đủ cho người dân. Việc cập nhật danh mục thuốc của Việt Nam để người bệnh kịp thời được sử dụng thành quả mới nhất của thế giới vẫn còn rất chậm so với các nước.
Nữ đại biểu dẫn chứng, Nhật Bản chỉ mất khoảng 3 tháng để cập nhật danh mục thuốc, Pháp là 15 tháng, Hàn Quốc là 18 tháng. Nhưng Việt Nam mất trung bình từ 2-4 năm để một thuốc mới được cập nhật vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế(BHYT). Như vậy là mất quyền lợi của người dân.
Ngoài ra, tình trạng bệnh nhân phải tự mua thuốc vẫn xảy ra khiến bà Phong Lan đặt câu hỏi về trách nhiệm của BHYT trong vấn đề này. Bà khẳng định: “Đây là quyền lợi của người dân và không cung ứng được là lỗi của chúng ta”.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan. Bà Lan đề nghị bổ sung về chính sách dự trữ quốc gia đối với một số thuốc hiếm để giải quyết một số bệnh và trường hợp đặc biệt. Đặc biệt, giải quyết nguy cơ thiếu vắc xin cho tiêm chủng mở rộng tại nhiều địa phương.
Đồng thời, bổ sung, làm rõ chính sách đãi ngộ cho nhân viên y tế có gì khác biệt, thể hiện đúng nhất sự quan tâm tới ngành y tế, đồng nghĩa là quan tâm tới an sinh xã hội, tới sức khỏe, quyền lợi và tính mạng của bệnh nhân.
Bà cũng đề nghị Chính phủ bổ sung báo cáo, phát huy những kết quả đạt được và giải quyết những vấn đề mang tính gốc rễ: “Hiện nay, có thể thấy các khó khăn không chỉ đến từ yếu tố khách quan như thiếu tiền, thiếu nhân lực mà đôi khi do quy định, thủ tục quá phức tạp, còn 'đá' nhau, chậm sửa đổi. Điều này đòi hỏi không chỉ nỗ lực của ngành y tế mà còn rất cần sự quan tâm của Chính phủ và sự chỉ đạo đồng bộ để tất cả các ngành cùng vào cuộc”.
Nhiều bệnh viện ở TP.HCM thiếu thuốc hiếm, bác sĩ phải đổi phác đồ
Tại TP.HCM, các bệnh viện Mắt, Da liễu, Truyền máu Huyết học đang thiếu một số thuốc hiếm trong thời gian dài vì không có nhà cung ứng.">PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Việc mua bán vật tư y tế vẫn đang 'rất rối'
Các nhà mạng ký cam kết chặn cuộc gọi rác. (Ảnh: Trọng Đạt) Trong giai đoạn qua, Bộ TT&TT chỉ đạo mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng viễn thông, Internet, nỗ lực triển khai phủ sóng toàn quốc. Tuy nhiên, một số đối tượng đã lợi dụng các ưu điểm của dịch vụ viễn thông, phát tán cuộc gọi rác (gọi điện thoại quảng cáo, bán hàng (telesales) mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng,...) gây phiền nhiễu. Đây là vấn nạn toàn cầu, không riêng gì Việt Nam.
Trước thực trạng trên, nhằm chấn chỉnh, ngăn chặn các cuộc gọi rác, bảo đảm quyền lợi của người sử dụng cũng như của các doanh nghiệp quảng cáo, Bộ TT&TT đã tham mưu trình Chính phủ ban hành các Nghị định, xây dựng các Thông tư hướng dẫn tạo hành lang pháp lý, đồng thời chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông triển khai nhiều biện pháp xử lý.
Ông Nguyễn Hồng Thắng - Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, muốn giải quyết vấn đề cuộc gọi rác, bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan quản lý và các nhà cung cấp dịch vụ, phải có cả sự chung tay của người sử dụng. Phải đẩy mạnh truyền thông để khách hàng thấy được quyền và nghĩa vụ, từ đó giúp nhà mạng và cơ quan quản lý xử lý vấn nạn SIM rác, cuộc gọi rác và cuộc gọi lừa đảo. Cục Viễn thông đặt mục tiêu sẽ giải quyết triệt để vấn nạn cuộc gọi rác sau chiến dịch siết chặt này.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long yêu cầu chấn chỉnh, xử lý nghiêm và dứt điểm tình trạng cuộc gọi rác. (Ảnh: Trọng Đạt) Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long biểu dương Cục Viễn thông và các nhà mạng trong thời gian ngắn đã tích cực phối hợp cho ra đời bản kế hoạch về việc ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác và kiểm soát các SIM kích hoạt sẵn có dấu hiệu tồn kênh. Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh, vấn đề này cần sự chung tay của cả xã hội mới có thể giải quyết triệt để.
Đề cập đến việc quản lý thông tin thuê bao di động, xử lý SIM có dấu hiệu tồn kênh, là những SIM đã được kích hoạt nhưng chưa sử dụng và có khả năng bị sử dụng vào mục đích xấu, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết Bộ TT&TT sẽ kiên quyết thanh tra và xử phạt công khai những nhà mạng không nghiêm túc xử lý SIM rác.
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP đã tăng hình thức và các mức xử phạt có tính răn đe đối với hành vi phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Cụ thể, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi “Gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo khi chưa được cấp tên định danh hoặc sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo”.
- Khi nhận được tin nhắn khảo sát của nhà mạng về cuộc gọi rác (được gửi tới dưới dạng tin nhắn nhanh - Flash SMS ngay sau các cuộc gọi có dấu hiệu phát tán cuộc gọi rác), người dùng có thể chủ động phối hợp trả lời (chọn phương án trả lời “Có” hoặc “Không”) để giúp nhà mạng sàng lọc, xử lý chính xác những cuộc gọi vi phạm cũng như giúp cơ quan quản lý có thông tin để đưa ra chế tài quản lý phù hợp. Mỗi người dân chỉ cần dành ra 3-5 giây gửi phản ánh, vấn đề cuộc gọi rác sẽ được xử lý triệt để.
- Khi phát hiện cuộc gọi rác, người dân có thể phản ánh qua cổng tiếp nhận phản ánh về tin nhắn rác, cuộc gọi rác, phản ánh thông qua đầu số tin nhắn 5656 và cổng thông tin https://thongbaorac.ais.gov.vn/ của Cục ATTT.
Trọng Đạt
">Các nhà mạng ký cam kết chặn cuộc gọi rác
Blockchain Global Day 2022 gồm hoạt động triển lãm, hội thảo, kết nối kinh doanh. (Ảnh: Hải Đăng) Blockchain Global Day được tổ chức nhằm quảng bá các sản phẩm blockchain trong đời sống hàng ngày, từng bước gỡ bỏ các định kiến và tái định vị hình ảnh blockchain trong cộng đồng. Thêm vào đó, tạo môi trường thuận tiện cho các doanh nghiệp trong nước giới thiệu sản phẩm, trao đổi với các chuyên gia công nghệ trên thế giới, qua đó phát triển kinh doanh, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao các tiêu chuẩn trong lĩnh vực blockchain. Ngoài ra, sự kiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tiếp cận, kết nối với nguồn vốn từ các quỹ đầu tư, nguồn nhân lực tương lai và dần có hành lang pháp lý hoàn thiện về blockchain.
Trong video phát biểu khai mạc sự kiện, ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đánh giá sự kiện có nhiều gian hàng của Việt Nam và nước ngoài trưng bày với quy mô xứng đáng.
Thông qua sự kiện, ông mong muốn các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và những chuyên gia, cố vấn… cùng chung tay kiến tạo một hệ sinh thái doanh nghiệp Việt đủ sức hội nhập quốc tế. Ông kỳ vọng Việt Nam sẽ có thêm những công ty kỳ lân mới nhờ những hoạt động đổi mới sáng tạo, trong đó có lĩnh vực blockchain.
Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam. (Ảnh: Hải Đăng) Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Thắng, Phó chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam, cho rằng sự kiện quy tụ cả các doanh nghiệp lớn và truyền thống như FPT xen lẫn với các công ty startup và nhiều doanh nghiệp toàn cầu, cho thấy sự hấp dẫn và quy mô của lĩnh vực blockchain.
Ông Phan Quốc Trung - Phó chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam. (Ảnh: Hải Đăng) Trải qua một giai đoạn ảm đạm của thị trường tiền số và Bitcoin, ông Phan Đức Trung - Phó chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam - cho rằng, rõ ràng thị trường đã chịu ảnh hưởng bởi tâm lý FOMO thái quá của nhiều nhà đầu tư tài chính, khiến cả thị trường sụt giảm. Tuy vậy, tiền điện tử chỉ là một ứng dụng của blockchain, sự giảm nhiệt của mảng này không phản ánh sự suy yếu của blockchain nói chung.
“Đây là thời điểm các dự án nên điều chỉnh lại năng lực làm việc. Tôi tin rằng ở các giai đoạn tiếp theo, blockchain sẽ được ứng dụng vào chuyển đổi số, chính phủ số - là những mục tiêu Việt Nam đang theo đuổi”, ông Trung nói.
Các ông Huỳnh Kim Tước, Hồ Công Danh, Hàng Minh Lợi. (Ảnh: Hải Đăng) Đại diện ban tổ chức, ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc trung tâm đổi mới sáng tạo SIHUB - cho rằng, sự kiện Blockchain Global Day đánh dấu một khởi đầu tốt đẹp khi thu hút được nhiều tên tuổi lớn tham gia. Song câu chuyện đi tiếp sẽ còn là một hành trình dài. Sự kiện như một lời cam kết phát triển bền vững, nhưng các doanh nghiệp trong ngành còn nhiều thứ phải làm phía trước.
Ông Hồ Công Danh, CEO Spac3ship, đánh giá để blockchain giải được những bài toán thị trường thì cần sự chung tay của nhiều doanh nghiệp, nhằm tạo cộng đồng hỗ trợ vững mạnh.
Trong sự kiện này, khá nhiều chuyên gia từ nước ngoài cũng đến tham dự. Trong đó có các quỹ đầu tư đến để tham gia sự kiện gọi vốn toàn cầu - một hoạt động của ban tổ chức nhằm tìm ra công ty startup tiềm năng để rót vốn. Ông Hàng Minh Lợi, CEO YCG SEA, cho rằng, các công ty quốc tế có mặt cho thấy tiềm năng của thị trường Việt Nam, và đây chính là cơ hội của những doanh nghiệp Việt non trẻ.
Trong khuôn khổ sự kiện, top 5 dự án xuất sắc nhất trong cuộc thi Blockchain Global Pitching Contest do SPAC3SHIP tổ chức cũng đã tham dự vòng chung kết trên sân khấu trung tâm. Các đại diện dự án đã tiến hành trình bày trực tiếp với các quỹ đầu tư lớn tại Việt Nam và quốc tế, đồng thời có cơ hội nhận giải thưởng đến 30.000 USD, kèm theo đó là gói bảo trợ truyền thông, tư vấn công nghệ và hỗ trợ pháp lý từ những chuyên gia đầu ngành.
Một startup đang trình bày trong thử thách gọi vốn toàn cầu. (Ảnh: Hải Đăng) Bên cạnh đó, Blockchain Global Day còn có không gian triển lãm quy tụ hàng loạt các gian hàng về ứng dụng blockchain trong các lĩnh vực game và tài chính gồm: Aethr, Topebox, Football Battle, Puffgo, MetaDOS, Aspo World, Mineverse, XT.com, Pandora, Antpad, Realbox, M3TA, Sustainations DAO, GALL3RY, Sway Commerce, MoonLab, OpenliveNFT.
MoonLab, công ty công nghệ đứng sau một số dự án blockchain gần đây. MetaDOS là một dự án game blockchain đang thu hút nhiều sự quan tâm của Việt Nam và thế giới. Bên cạnh các doanh nghiệp trong lĩnh vực game và tài chính liên quan blockchain, sự xuất hiện của FPT trong hội trường cho thấy tập đoàn này không muốn đứng ngoài cuộc chơi với công nghệ mới. Lần này, lĩnh vực smarthome - nhà thông minh - được FPT mang tới trình diễn cho khách tham quan.
Mảng smarthome của FPT trình diễn tại triển lãm. (Ảnh: Hải Đăng) Ngoài FPT có lịch sử lâu đời so với sự bùng nổ mới đây của blockchain, một số doanh nghiệp truyền thống khác cũng đang để mắt tới lĩnh vực mới mẻ này. Trong sự kiện, khách tham quan có thể bắt gặp gian hàng của VinaCapital - quỹ đầu tư có mặt trên thị trường đã gần 20 năm.
Quỹ VinaCapital cũng có một chỗ trong không gian triển lãm. (Ảnh: Hải Đăng) Sự kiện Blockchain Global Day gồm nhiều hoạt động kéo dài xuyên suốt ngày 29/7. Buổi tối, sẽ có hoạt động kết nối đầu tư cho đại điện từ dự án, quỹ đầu tư, nhà tài trợ, cơ quan chính phủ và chuyên gia đầu ngành giao lưu, từ đó mở ra chuỗi hợp tác chiến lược giữa các dự án và tổ chức.
Hải Đăng
Blockchain đã ứng dụng thế nào tại Việt Nam?
Nhiều doanh nghiệp tiên phong đã bắt đầu ứng dụng blockchain, tháo bỏ cái mác "tiền số" và "gamefi" cho công nghệ này.
">Kỳ vọng blockchain đóng góp vào chuyển đổi số tại Việt Nam